Những mẫu hoạ tiết thường thấy trong kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ

Trong kiến trúc nhà kẻ truyền Bắc Bộ điểm gây ấn tượng nhiều nhất đó chính là các họa tiết được chạm khắc tinh xảo bởi tây nghề những người thợ làm nhà gỗ. Mỗi ngôi nhà lại có những họa tiết khác nhau và độ tinh xảo phụ thuộc vào mẫu hoa văn và tay nghề của những con người làm ra ngôi nhà đó.

Đối với những người mới tìm hiểu về nhà gỗ đều sẽ đặt câu hỏi, các hoạ tiết được chạm khắc trên ngôi nhà có ý nghĩa gì? vì sao có nhiều hoạ tiết giống nhau ở những vùng quê khác nhau. Trong bài này nhà gỗ Cường Mậu sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm về các mẫu hoạ tiết thường thấy trong kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ cũng như ý nghĩa của nó.

Đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu một chút về lịch sử và văn hóa ở giai đoạn mà nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ hình thành và phát triển đạt đến cực thịnh.

Giai đoạn sơ khai: Ngay từ xa xưa người Việt đã biết dựng các ngôi nhà tre mái lá, nhà gỗ mái lá. Từ giai đoạn sơ khai đó đã hình thành kết cấu những ngôi nhà đơn giản và nó có ảnh hưởng cho tới tận ngày nay.

Giai đoạn trước thế kỷ thứ 10: Có nhiều nghiên cứu cho thấy giai đoạn trước thế kỷ thứ 10 thì nhà gỗ Bắc Bộ ngày càng được phát triển và trở thành biểu tượng của sự quyền quý, sang trọng. Những ngôi nhà gỗ thường chỉ được sở hữu bởi những người có địa vị và kinh tế trong xã hội thời đó. Kết cấu nhà gỗ và họa tiết hoa văn trong giai đoạn giai đoạn này được phát triển từ đơn giản đến phức tạp hơn.

Giai đoạn từ thế kỷ 10 đến 14: Ở giai đoạn này là sự tồn tại của hai triều đại nhà Lý (thế kỷ 10 đến 12), triều đại nhà Trần (thế kỷ 12 đến 14). Theo những nghiên cứu từ các công trình còn tồn tại và qua các ghi chép thì các nhà nghiên cứu đã thống nhất giai đoạn phát triển cực thịnh của kiến trúc nhà gỗ Bắc Bộ là từ thế kỷ thứ 10 đến 14. Điển hình có những công trình kiến trúc Đình Chùa ở giai đoạn này đến ngày nay đã được nhà nước công nhận là di tích cấp quốc gia như Chùa Phật Tích, Chùa Keo, Chùa Báo Quốc, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám…

Giai đoạn hiện nay: Sau rất nhiều biến cố của lịch sử và những cuộc chiến tranh xâm lược thì kể từ khi đất nước được thống nhất sau 1975, giai đoạn từ những năm 2000 đến hiện nay đang nở rộ những công trình kiến trúc từ Đình Chùa, Nhà Thờ Họ, Nhà ở theo kiến trúc nhà gỗ Bắc Bộ được phục dựng và xây mới. Đó là sự nỗ lực của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội cũng như sự nỗ lực từ chính những người dân, những dòng họ trên khắp cả nước.

 

Nhà gỗ Bắc Bộ được hình thành phát triển và phát triển nhiều nhất ở khu vực là đồng bằng sông hồng rồi phát triển dần ra các khu vực lân cận cho tới hết phía bắc của miền trung Việt Nam hiện nay. Chính yếu tố địa lý cũng tạo nên những họa tiết hoa văn được chạm khắc trên các công trình nhà gỗ có từ xưa như : họa tiết tùng hạc, vĩ long, hoa sen, rồng phượng, tùng cúc trúc mai… Đây đều là những yếu họa tiết gắn liền với đời sống và văn hóa của người Việt cổ.

1. Mẫu hoa văn tùng cúc trúc mai

Tùng cúc trúc mai là bộ tranh tứ quý. Mỗi loại cây đại diện cho một mùa trong năm. Hình ảnh này có ý nghĩa thể hiện sức sống, sự bền bỉ và may mắn. Bộ tứ cây thường được chạm chủ yếu trên cổng nhà và cửa bức màn. Mỗi một hình ảnh đều có độ phức tạp cao, đòi hỏi nghệ nhân điêu khắc phải thật khéo léo, tỉ mỉ mới thể hiện được cái hồn của tác phẩm.

Họa tiết tùng cúc trúc mai được chạm khắc trên cửa bức bàn

2. Mẫu hoa văn rồng phượng

Rồng phượng là biểu tượng thể hiện sự giàu sang, phú quý, đã được dùng phổ biến từ rất lâu đời. Gia chủ chạm khắc hoa văn này với mong muốn có được cuộc sống sung túc, đầy đủ. Có rất nhiều mẫu rồng phụng sáng tạo độc đáo, đẹp mắt được sử dụng. Hình ảnh này thường được chạm trên các cây xà, cột nhà hay bàn ghế, đồ nội thất.

Họa tiết rồng phượng nhà gỗ cổ Bắc Bộ

3. Mẫu hoa văn tùng hạc

Tùng hạc diên niên là hình ảnh đại diện cho sự trường thọ và an lạc. Đây cũng là hình ảnh hoa văn nhà gỗ cổ xuất hiện rất phổ biến trong các bức lách, tường nhà. Tác phẩm tùng hạc có nhiều chi tiết phức tạp. Người thợ thực hiện phải giỏi, kiên nhẫn mới mang lại được một bản điêu khắc đẹp.

4. Mẫu hoa văn hình hoa sen

Hình ảnh điêu khắc trên nhà gỗ cổ không thể thiếu đi hoa sen – Quốc hoa của Việt Nam. Hình ảnh này thể hiện nét đẹp, sự thanh tao và tinh khiết, vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của người dân Việt. Cửa bức bàn, khung song ô thoáng, kẻ hiên là những vị trí thường được chạm khắc hoa sen.

Hoa văn nhà gỗ cổ

5. Mẫu hoa văn hình lá vĩ long

Hoa văn lá vĩ long cũng là một hình ảnh được điêu khắc rất phổ biến trong nhà gỗ cổ truyền. Đây là hình ảnh đẹp, có tính nghệ thuật cao với đường nét uốn lượn mềm mại, giúp cho khung nhà gỗ thêm phần sinh động.

Họa tiết vỹ long được chạm khắc rất phổ biến ở những ngôi nhà cổ

Trên đây là 5 mẫu họa tiết khá phổ biến trong kiến trúc nhà gỗ Bắc Bộ, còn rất nhiều những họa tiết độc đáo thể hiện được tinh thần và văn hóa của con người thời kỳ đó. Những bài tiếp theo nhà gỗ Cường Mậu sẽ cố gắng mang đến những nội dung và kiến thức bổ ích hơn để kiến trúc nhà gỗ Bắc Bộ sẽ còn được tiếp tục phát triển trong đời sống của con người Việt Nam.